Bệnh Tiểu Đường
|Bệnh Tiểu Đường (TĐ) có thể thuộc loại I ( Insulin dependent diabetes= IDDM), II ( Non Insulin dependent diabetes= NIDDM) hay là TĐ do thai nghén ( Gestational Diabetes)
|
* Đôi khi có một số người bị IDDM trên 30 tuổi. Thường triệu chứng của những người này thường không nặng giống như những người bị IDDM và những người này có thể cần chích insulin nhưng không cần gắp như những người bị IDDM. Người bệnh có thể thử máu ( anti GAD và C-peptide) để biết thêm chi tiết.
** Người IDDM có thể bị ketone trong nước tiểu khi mức đường lên quá cao. Đường cao có thể do nhiều lý do( vd quên chích insulin, bi nhiễm trùng đường tiểu hay đường phổi,v.v). Nếu đường cao va có ketones trong nước tiểu, người bệnh cần gập BS hay vô nhà thương gắp.
NHỮNG NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG PHẢI CHỈ BỊ ĐƯỜNG CAO. NHỮNG NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THƯỜNG BỊ:
- BỆNH BÉO PHÌ ( OBESITY)
- ÁP HUYẾT CAO
- LƯỢNG MỠ TRONG MÁU CAO (THƯỜNG LÀ TRIGLYCERIDE+/- CHOLESTEROL)
VÌ VẬY CẦN PHẢI QUAN TÂM TỚI NHỮNG VẤN ĐỀ VỪA NÓI TRÊN NGOÀI LƯỢNG ĐUỜNG TRONG MÁU.
VÌ NHIỀU NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG LOẠI II (NIDDM) KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG, NÊN NHỮNG NGƯỜI SAU ĐÂY NÊN THỬ ĐƯỜNG THƯỜNG XUYÊN:
1-BỆNH BÉO PHÌ ( OBESITY)
2-CÓ NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH BỊ TIỂU ĐƯỜNG ví dụ: Cha mẹ, anh, chị, em
3-BỊ TIỂU ĐƯỜNG DO THAI NGHÉN
TIỂU ĐƯỜNG do thai nghén ( gestational diabetes)
- Có nhiều phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai
- Sau khi sinh con, mức đường trong máu sẽ trở lại bình thường
- Những người bị tiểu đường do thai nghén luôn cần quan tâm tới cách ăn uống ( tránh những thúc ăn có đường và mỡ cao va nên tập thể dục thường xuyên.
- Nên thử máu thường( thử đường mỗi năm và GTT mỗi hai năm). Khi thử GTT, người thử cần nhịn ăn qua đêm và sẽ uống 75 g đường. Người thử cần thử máu ba lần: trước khi uống đường, 1tiếng và hai tiếng sau. Người thử bị tiểu đường nếu lượng đường trước khi uống đường cao hơn 7 hay là lượng đường 2 tiếng sau khi uống đường cao hơn 11.
BS Nguyễn Chí Thiện